CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN VÀ NHÂN DÂN HUYỆN NÔNG CỐNG QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ HUYỆN LẦN THỨ XXIII, NHIỆM KỲ 2015-2020!

Trung tâm dạy nghề huyện nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Đăng lúc: 14:19:40 29/12/2014 (GMT+7)
100%

Thực hiện Đề án 1956 của Chính phủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, trong những năm qua Trung tâm Dạy nghề huyện đã hỗ trợ đào tạo nghề, cho một bộ phận lao động góp phần giải quyết việc làm nâng cao thu nhập, tạo sự chuyển dịch trong cơ cấu lao động trên địa bàn huyện.

 Từ việc nắm bắt được nhu cầu tuyển dụng lao động đã qua đào tạo nghề của các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, cũng như giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trong huyện, Trung tâm đã từng bước đa dạng hóa các loại hình đào tạo nghề, chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý, giáo viên từng bước đạt chuẩn và trên chuẩn; tiếp tục đầu tư, trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Bên cạnh việc tuyên truyền sâu rộng về chế độ, chính sách để người dân nhận thức rõ hơn về lợi ích của việc học nghề và hành nghề, giúp người lao động lựa chọn ngành nghề phù hợp, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động; phối hợp với các địa phương khảo sát số lượng lao động cần học nghề để tổ chức tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho học viên; từng bước điều chỉnh chương trình giảng dạy, mở rộng ngành nghề mới phù hợp với yêu cầu xã hội. Hiện nay, Trung tâm đã và đang đào tạo các lớp: Tin học văn phòng, May công nghiệp, Cơ khí, điện dân dụng, Đan mành bẹ chuối, Dệt chiếu, Trồng rau an toàn, Chăn nuôi thú y, hoa cây cảnh, trồng nấm, Đan lát thủ công…từng bước đáp ứng nhu cầu học nghề cho lao động nông thôn và học sinh tốt nghiệp THCS, THPT trong huyện. Năm 2013 trung Tâm đã đào tạo được 228 học viên, trong đó lao động nông thôn 105 học viên. Trong 6 tháng đầu năm 2014 Trung tâm đã đào tạo nghề cho 70 học viên đan lát thủ công cho xã Minh Khôi, Minh Thọ, 70 học viên cho nghề trồng rau an toàn cho xã Thăng Long và Công Liêm. Từ năm 2012 đến nay, gần 1.200 lượt người lao động nông thôn đã được đào tạo nghề tại Trung tâm, tỷ lệ học viên sau đào tạo có việc làm ổn định là 100%. (đặt biệt là học viên học nghề cơ khí, học ra trường có việc làm ổn định mức thu nhập bình quân từ 6 đến 10 triệu đồng/người/tháng).

Có được những kết quả ấy bên cạnh những điều kiện thuận lợi như: nhận thức về học nghề-việc làm của người dân và nhất là lực lượng lao động trong độ tuổi lao động ngày một tích cực hơn, học nghề giúp người lao động tìm được việc làm ổn định, lâu dài, có thu nhập cao, cải thiện cuộc sống. Học viên tham gia học nghề hầu hết là lao động nông thôn, nhiều học viên là lao động chính của gia đình, lựa chọn hình thức vừa học, vừa làm để tạo thuận lợi cho học viên thực hành sản xuất trên ruộng, vườn, vật nuôi, cây trồng...tại gia đình. Đa số học viên sau khi học nghề đã biết áp dụng kiến thức KHKT được học vào sản xuất, tiết kiệm thời gian, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng sản lượng, chất lượng, tăng thu nhập, làm giàu cho gia đình và xã hội.

Bên cạnh đó, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại trung tâm cũng gặp không ít khó khăn: phần lớn những hộ nghèo, nên chỉ muốn đi làm những công việc phổ thông, giản đơn để có thu nhập ngay; huyện ta còn ít các nhà máy, khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất còn nhỏ lẻ nên nhu cầu lao động chưa cao; lao động khó khăn kiếm việc làm vì vậy số người quan tâm đến học nghề chưa nhiều; điều kiện kinh tế để tham gia học nghề còn hạn chế.

                                                                          Nguyễn Văn Đáp
                                                                                            Bí thư chi bộ, PGĐ trung Tâm