CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN VÀ NHÂN DÂN HUYỆN NÔNG CỐNG QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ HUYỆN LẦN THỨ XXIII, NHIỆM KỲ 2015-2020!

Nhìn lại 10 năm thực thực Chỉ thị 49 của Ban Bí thư về xây dựng gia đình thời kỳ CNH-HĐH trên địa bàn huyện.

Đăng lúc: 14:53:14 03/06/2015 (GMT+7)
100%

Với sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên có hiệu quả của các cấp ủy đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở, công tác gia đình và xây dựng gia đình đã trở thành một trong những nội dung quan trọng trong chương trình hoạt động của các cấp uỷ đảng, chính quyền, các đoàn thể, tổ chức xã hội trên địa bàn toàn huyện.

                 Xác định vai trò, tầm quan trọng của công tác gia đình và xây dựng gia đình thời kỳ CNH - HĐH đất nước, trong những năm qua các cấp ủy đảng, chính quyền từ huyện tới cơ sở đã tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng công tác gia đình, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài đồng thời xây dựng và triển khai các kế hoạch, đề ra các giải pháp cụ thể góp phần giải quyết những khó khăn, thách thức đang đặt ra đối với công tác gia đình trước sự phát triển của xã hội hiện nay…chính vì thế trong những năm qua công tác gia đình đã, đang có nhiều bước tiến mới, tạo nên động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Để công tác gia đình đi vào chiều sâu, công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động đã được quan tâm làm tốt thông qua việc tổ chức các đợt tập huấn, chiến dịch truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới, dân số - kế hoạch hoá gia đình, tác hại hôn nhân cận huyết, phòng, chống các dịch bệnh, phát triển kinh tế gia đình. Bên cạnh đó các hoạt động gặp mặt, biểu dương, khen thưởng các gia đình điển hình tiên tiến trong việc xây dựng gia đình có từ một đến hai con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ; biểu dương gia đình hiếu học; nói chuyện chuyên đề về hôn nhân gia đình, trao đổi kinh nghiệm về kỹ năng, kiến thức nuôi dưỡng, giáo dục con cái, chăm sóc người già; thăm, giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn; thực hiện hương ước, quy ước, quy chế dân chủ ở cơ sở; tổ chức các hoạt động văn hoá - văn nghệ, thể thao nhân Ngày Gia đình Việt Nam (28/6); tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tạo sự đồng thuận của nhân dân để từng bước xoá bỏ các tập quán lạc hậu trong hôn nhân, gia đình…rút kinh nghiệm qua từng năm cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã có những cách làm hay trong chỉ đạo, thực hiện, gắn việc phát động xây dựng gia đình văn hóa với xây dựng NTM, thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, xóa đói giảm nghèo… sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 49 của Ban Bí thư công tác gia đình ở huyện ta đã đạt được những thành tựu quan trọng:

Công tác gia đình đã từng bước củng cố, ổn định trên cơ sở kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam; tiếp thu có chọn lọc các giá trị tiên tiến của gia đình trong xã hội hiện đại. Gia đình đã được thừa hưởng nhiều thành tựu của quá trình CNH-HĐH và hội nhập quốc tế, đời sống, vật chất tinh thần của phần lớn các gia đình ngày một no ấm, đầy đủ hơn. Thực hiện quy mô gia đình 2 con, đảm bảo quyền và trách nhiệm của các thành viên trong gia đình, đặc biệt là trách nhiệm đối với người cao tuổi, phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, đau ốm, mối quan hệ trong gia đình, giữa vợ chồng, con, ông bà được bình đẳng, quyền trẻ em được thực hiện đầy đủ hơn. Việc gương mẫu chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, tích cực tham gia các phong trào thi đua của địa phương được quan tâm làm tốt. Xây dựng gia đình văn hóa đã gắn liền với xây dựng cơ quan văn hóa thông qua việc gương mẫu chấp hành quy ước, hương ước cộng đồng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, nếp sống văn minh…Phong trào xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, tương trợ giúp đỡ mọi người trong cộng đồng đã mang lại chuyển biến tích cực thông qua việc thực hiện có hiệu quả công tác bình đẳng giới, từng bước xóa bỏ quan niệm trọng nam khinh nữ, tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua, các hoạt động từ thiện nhân đạo. Từng thành viên trong gia đình luôn nêu cao tinh thần thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau, có trách nhiệm nuôi dạy con cháu học hành chăm ngoan, hiếu thảo với bố mẹ, ông bà. Các thành viên trong gia đình có nếp sống lành mạnh, tham gia tích cực các phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, có ý thức đoàn kết xóm giềng, tương trợ giúp đỡ nhau trong lao động sản xuất…Phong toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá gắn với thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới được triển khai rộng khắp ngày càng đi vào chiều sâu và được coi trọng về chất lượng. Công tác giải quyết việc làm, chính sách hỗ trợ các gia đình có công với cách mạng, gia đình nghèo, nhất là vùng khó khăn được chú trọng thực hiện. Công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em được quan tâm một cách đúng mức...

Nhiều địa phương đã thành lập và đưa vào hoạt động các mô hình Câu lạc bộ (CLB) như: CLB gia đình hạnh phúc, CLB/tổ phụ nữ không sinh con thứ 3; CLB bà mẹ nuôi con giỏi, dạy con ngoan, CLB/tổ/nhóm phụ nữ hùn vốn, tương trợ, tiết kiệm giúp nhau phát triển kinh tế gia đình…Ngoài ra, các địa phương còn duy trì và mở rộng các hình thức bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em như CLB "Ông bà, cha mẹ gương mẫu, con cháu thảo hiền"… trong 10 năm qua tỷ lệ gia đình văn hoá tăng lên cả về số lượng và chất lượng, có tính bền vững và sức lan toả rộng khắp trên địa bàn huyện. Năm 2007, toàn huyện có chỉ có 65,5% gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hoá thì đến năm 2014 số hộ được công nhận gia đình văn hóa là 37.021, đạt 79%, trong đó hộ được công nhận 3 năm liên  tục là 69%. Các xã, thị trấn có số hộ được công nhận gia đình văn hóa đạt cao và ổn định trong nhiều năm: Trường Sơn, Hoàng Giang, Tượng Văn, Thị Trấn…

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác xây dựng gia đình trên địa bàn huyện trong 10 năm qua vẫn còn những hạn chế: Việc quán triệt, thực hiện Chỉ thị 49 của Ban Bí thư Trung ương, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, việc thực hiện các chính sách đối với gia đình và công tác gia đình chưa được thường xuyên, nhất là cấp xã. Công tác kiểm tra, giám sát của các cấp uỷ Đảng, chính quyền đối với việc thực hiện chỉ thị chưa thường xuyên; việc tập trung nguồn lực cho công tác xây dựng gia đình chưa được ưu tiên; một số hạn chế của gia đình chậm được khắc phục; tư tưởng trọng nam khinh nữ, bạo lực gia đình còn xảy ra... Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế trên là do mặt trái của kinh chế thị trường tác động mạnh tới các giá trị đạo đức truyền thống, thuần phong mỹ tục tốt đẹp của gia đình; nhận thức của một số cấp uỷ, chính quyền về vị trí, vai trò của công tác xây dựng gia đình còn hạn chế, chưa quan tâm đúng mức đối với công tác gia đình; ngân sách Nhà nước cho công tác gia đình còn thấp; công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc thực hiện công tác gia đình chưa đồng bộ; cán bộ làm công tác gia đình còn thiếu, trình độ hạn chế, nhất là ở cấp cơ sở.

Để tiếp tục triển khai thực hiện tốt Chỉ thị 49 của Ban Bí thư về xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần phát huy truyền thống văn hóa gia đình Việt Nam, thời gian tới huyện ta tiếp tục tập trung thực hiện tốt một giải pháp chủ yếu sau:

Thứ nhất: Làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục về vai trò, vị trí của gia đình và công tác gia đình trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH, nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức, trách nhiệm của các cấp uỷ chính quyền, đoàn thể, mọi cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với việc xây dựng gia đình bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; tích cực triển khai sâu rộng các luật và các văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình kết hợp với các chính sách an sinh xã hội.

Thứ hai: Tiếp tục đẩy mạnh, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; nâng cao chất lượng đơn vị văn hoá và gia đình văn hóa một cách toàn diện. Thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng, biểu dương gương người tốt việc tốt, kiên quyết đấu tranh, lên án những tập quán lạc hậu, lối sống thực dụng, xem nhẹ giá trị văn hóa gia đình…Thường xuyên kiểm điểm, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị gắn với kiểm điểm thực hiện các mục tiêu về xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa.

Thứ ba: Quan tâm chăm lo củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy và nâng cao năng lực quản lý của cán bộ làm công tác văn hoá xã hội nói chung, công tác gia đình các cấp nói riêng. Chủ động vận dụng linh hoạt ngân sách nhà nước và tích cực huy động xã hội hóa để thực hiện công tác gia đình. Đồng thời tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ làm công tác đoàn thể, cán bộ làm công tác gia đình, nhằm trang bị đầy đủ kiến thức xây dựng gia đình văn hóa trong đời sống xã hội hiện đại.

Thứ tư: Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể làm tốt công tác tham mưu cho cấp uỷ Đảng, chính quyền, tổ chức các hoạt động phong phú, đa dạng nhằm tiếp tục thực hiện tốt công tác gia đình; tăng cường phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để làm tốt việc quản lý, giáo dục đạo đức, lối sống lành mạnh cho thanh thiếu nhi, kiên quyết ngăn chặn các tệ nạn xâm nhập học đường; từ đó đề cao trách nhiệm của mỗi gia đình cùng với nhà trường và xã hội trong việc xây dựng và bồi dưỡng nhân cách cho mỗi thành viên trong gia đình.

Thứ năm: Thường xuyên tổng kết, sơ kết phong trào xây dựng gia đình văn hóa, đánh giá kết quả phấn đấu xây dựng gia đình văn hóa từng giai đoạn kết hợp với các phong trào khác để đạt được hiệu quả thiết thực. Tiếp tục tổ chức tổng kết mô hình về việc thực hiện chỉ thị, hoạt động của các câu lạc bộ, để triển khai nhân rộng các điển hình tiên tiến trên toàn địa bàn huyện.

                                                                             BBT