CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN VÀ NHÂN DÂN HUYỆN NÔNG CỐNG QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ HUYỆN LẦN THỨ XXIII, NHIỆM KỲ 2015-2020!

Phát triển nghề Tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện những kết quả bước đầu

Đăng lúc: 14:21:24 04/08/2015 (GMT+7)
100%

                  Khôi phục phát triển các làng nghề tiểu thủ công nghiệp (TTCN) và ngành nghề nông thôn nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập ở nông thôn, góp phần xoá đói giảm nghèo, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, thực hiện mục tiêu “ly nông bất ly hương” đang diễn ra mạnh mẽ tại các vùng nông thôn. Đối với Nông Cống là huyện thuần nông, vị trí địa lý không có nhiều thuận lợi; hạ tầng kinh tế, kỹ thuật còn nhiều hạn chế, dịch vụ chưa phát triển; giai đoạn vừa qua chính sách khuyến khích cho CN-TTCN chưa đủ mạnh để thu hút đầu tư; tình hình lạm phát, chi phí sản xuất tăng cao; xu hướng các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực như tài chính, bất động sản, xây dựng... sớm sinh lợi nhuận hơn là đầu tư vào nông thông. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng  việc kêu gọi đầu tư vào xây dựng các cụm công nghiệp trên địa bàn gặp nhiều khó khăn. Do đó, trong giai đoạn hiện nay phát triển TTCN nông thôn theo phương thức phát triển làng nghề và ngành nghề TTCN, đồng thời tăng cường đấu mối, kêu gọi xây dựng nhà máy sản xuất như may mặc, nghề TTCN, mộc, chế biến nông sản được chú trọng phát triển, bước đầu đạt được kết quả đáng ghi nhận: toàn huyện có 8.280 lao động làm nghề TTCN ở 31/33 xã Thị trấn (không kể nghề tự do nhân dân tự học tự làm) Trong đó: Lao động nghề truyền thống 5.320 lao dộng, nghề mới du nhập 2.960 người; 03 làng nghề truyền thống đã được tỉnh công nhận;  Năm 2014, Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 1.565,3 tỷ đồng tăng 12,1% so với CK, trong đó TTCN, ngành nghề nông thôn có giá trị sản xuất đạt gần 350 tỷ đồng. Các nghề TTCN tiếp tục phát triển, duy trì ổn định…

 Tuy đã có những bước đi mới trong việc tạo việc làm và thu nhập cho người dân nhưng đến nay hoạt động ngành nghề nông thôn vẫn còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế như: Nghề TTCN - ngành nghề chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của huyện. Sản xuất có quy mô nhỏ, thiếu vốn, lực lượng lao động tuy dồi dào nhưng chất lượng lao động còn thấp, trình độ tay nghề chưa cao, khả năng cạnh tranh yếu. Việc tổ chức sản xuất tại các làng nghề còn phân tán, quy mô nhỏ, khép kín; phát triển còn mang tính tự phát, sử dụng công nghệ lạc hậu, thiết bị máy móc cũ. Một số cơ sở không đủ vốn đầu tư đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất. Các cơ sở sản xuất ngành nghề TTCN trên địa bàn (kể cả các doanh nghiệp làm nghề đang hoạt động trên địa bàn huyện) chưa có cơ hội tham gia xuất khẩu trực tiếp, thường phải qua nhiều khâu trung gian nên chưa chủ động sản xuất kinh doanh; sản xuất thường không ổn định do thiếu nguồn nguyên liệu đã ảnh hưởng đến tính bền vững của sản xuất, thu nhập người lao động và phát triển của daonh nghiệp...

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các tồn tại trên, ngoài tác động của các yếu tố khách quan như lạm phát, suy thoái của nền kinh tế còn có các nguyên nhân cơ bản như Công tác quản lý nghề TTCN - ngành nghề nông thôn đang có sự chồng chéo giữa các cơ quan từ TW đến địa phương, giữa các ngành. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo chưa quyết liệt, chưa được quan tâm thường xuyên, đúng mức. Trong quản lý chậm phát hiện các vấn đề nả sinh; chính sách đổi mới việc phát triển nghề TTCN là làng nghề chưa đồng bộ, chưa thực sự khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia; sự phối hợp giữa chính quyền địa phương, các doanh nghiệp và người lao động chưa chặt chẽ, thiếu tiến nói chung, không kịp thời trong việc giải quyết một số vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất. Các doanh nghiệp chuw3a đủ năng lực để cạnh tranh, tìm kếm thị trường lớn. Tuy đã thể hiện vai trò là bà đỡ cho sản xuất, nhưng một số cơ sở chưa liên kết chặt chẽ với người sản xuất. Người lao động trong huyện làm nông nghiệp đoen thuần nên còn tâm lý ngại khó, thiếu tính tỷ mỷ, độ kiên trì không cao, thường nôn nóng làm nhanh tăng nưng suất để có thu nhập cao; có tư tưởng coi nghề TTCN là nghề phụ....

 Để phát huy hơn nữa những tiềm năng, lợi thế sẵn có, huy động tốt mọi nguồn lực cho phát triển TTCN và NNNT, hướng tập trung vào một số lĩnh vực như: tập trung xây dựng thành công dự án tạo lập và quản lý nhãn hiệu tập thể “nón lá Trường Giang” ; - Các sản phẩm từ cây cói như: Dệt chiếu, se cói, chế biến cói tại các xã Tế Nông, Trường Giang, Tượng Sơn, Minh Khôi, Tế Tân hình thành vùng nguyên liệu cói chất lượng cao, vận động thành lập Hiệp hội sản xuất Cói của huyện; Nghề mộc mỹ nghệ, cơ khí gò hàn: định hướng di dời các xưởng sản xuất ra khỏi khu dân cư để tăng quy mô và máy móc; Nghề đan lát mây tre tại xã Tân Thọ hình thành làng nghề sản xuất; Chế biến thủy hải sản: Đa dạng hóa các sản phẩm truyền thống như: Nước cáy, nước mắm, cá,... theo hướng chế biến thương phẩm, không bán thô. Tập trung tại các xã Tế Nông, Minh Khôi, Tượng Văn ....và xây dựng được thương hiệu; Khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đầu tư tăng quy mô, thay đổi công nghệ sử dụng có hiệu quả nguồn nguyên liệu tại địa phương:  Sản xuất đá xây dựng, đá ốp lát, đá 1x2...tập trung tại Cụm Công nghiệp xã Hoàng Sơn, xã Tân Phúc... cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:

          Thứ nhất: Tăng cường vai trò quản lý nhà nước về phát triển TTCN và ngành nghề nông thôn.

Trước hết, cần đổi mới nhận thức về phát triển TTCN và NNNT của các ngành các cấp theo đúng quan điểm, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước về đẩy nhanh CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn. Coi việc phát triển TTCN và NNNT là nội dung quan trọng trong chiến lược đẩy mạnh CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn hiện nay. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực TTCN và NNNT, thực hiện tốt công tác quy hoạch, kế hoạch định hướng phát triển, tổ chức tuyên truyền phổ biến rộng rãi các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh, của huyện về khuyến khích phát triển TTCN và NNNT để mọi tổ chức, cá nhân biết yên tâm đầu tư sản xuất. Cũng cố và tăng cường đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý Nhà nước về công nghiệp TTCN và NNNT trên đại bàn huyện. Nâng cao hơn nữa vai trò lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các cấp từ huyện đến cơ sở  Ở xã cần bố trí một đồng chí trong cấp ủy trực tiếp phụ trách công tác phát triển TTCN và NNNT của địa phương. đặc biệt là các xã phải chỉ đạo xây dựng các điểm sản xuất, các cơ sở sản xuất, các hộ sản xuất như: Thăng Long, Trường Giang, Vạn Thắng, Tân Thọ, Tế Nông...

Thứ hai: Công tác quy hoạch, tạo mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển công nghiệp - TTCN.

Trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện, quy hoạch các cụm điểm CN-TTCN, khu làng nghề; Quy hoạch sản xuất Nông thôn mới kêu gọi và tạo điều kiện cho các Doanh nghiệp đầu tư vào Cụm Công nghiệp Thị trấn Nông Cống, các vị trí có lợi thế xây dựng nhà máy sản xuất, đầu tư dịch vụ nhà hàng, siêu thị ở các xã dọc tuyến đường Nghi Sơn- Thọ Xuân, đường Bộ cao tốc Bắc Nam.

Thứ ba: Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ phát triển TTCN-NNNT

Thực hiện tốt những chính sách ưu đãi đầu tư khuyến khích phát triển sản xuất CN-TTCN và NNNT; tranh thủ các nguồn vốn của Trung ương, của tỉnh, nguồn vốn từ các chương trình dự án, nguồn vốn tín dụng. Mặt khác, áp dụng nhiều hình thức vay vốn linh hoạt nhằm khai thác tốt các nguồn vốn nội lực trong các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp trên địa bàn và trong nhân dân để đầu tư phát triển sản xuất TTCN.

Thứ tư: Về đào tạo phát triển lao động và kinh nghiệm sản xuất

Tăng cường tổ chức công tác đào tạo nghề cho người lao động gắn dạy nghề, truyền nghề với sản xuất của các doanh nghiệp HTX và cơ sở sản xuất. Khuyến khích, hỗ trợ cho các chủ cơ sở, cá nhân có tâm huyết với nghề nghiệp đi tham quan học tập kinh nghiệm phát triển làng nghề ở các tỉnh bạn để học tập, du nhập phát triển làng nghề mới trên địa bàn. Hàng năm tổ chức hội nghị tổng kết để đánh giá kết quả sản xuất và rút kinh nghiệm cho những năm tiếp theo. Kịp thời biểu dương khen thưởng những tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh giỏi.

                                                                Lê Ngọc Thắng

                                    Phó Trưởng phòng Công Thương huyện