CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN VÀ NHÂN DÂN HUYỆN NÔNG CỐNG QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ HUYỆN LẦN THỨ XXIII, NHIỆM KỲ 2015-2020!

Trung tâm HTCĐ - 15 năm xây dựng và phát triển

Đăng lúc: 15:49:24 09/07/2015 (GMT+7)
100%

Nghị quyết Đại hội IX của Đảng khẳng định: Phát huy nguồn lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần của người Việt Nam, coi Giáo dục và Đào tạo, khoa học và công nghệ là nền tảng của sự nghiệp CNH, HĐH. Thấm nhuần đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng, phòng Giáo dục và Đào tạo, chỉ đạo xây dựng và phát triển các Trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) tạo cơ sở vững chắc để xây dựng xã hội học tập từ đó tạo ra khí thế thi đua học tập sôi nổi ở khắp các trường học, thôn làng, các gia đình, dòng họ.

                 Thực hiện Quyết định số 112/2005/QĐ - TTg  của Thủ tướng Chính phủ về chủ trương “Xây dựng xã hội học tập” (XHHT) và Quyết định Số 09/2008/QĐ-BGDĐT về ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng tại xã, phường, thị trấn, 15 năm qua Phòng GD- ĐT huyện tham m­ưu cho Huyện uỷ, HĐND, UBND nhanh chóng hiện thực hóa chủ trư­ơng. Tiến hành xây dựng TTHTCĐ điểm ở một số xã như: Hoàng Giang, Trường Sơn, Trung Chính, Vạn Hòa, Công Liêm, Tượng Văn, Minh Thọ, Thăng Long và từ đó nhân rộng trên địa bàn huyện. Hiện nay ở 33/33 xã, thị trấn đều thành lập được TTHTCĐ, có con dấu và tài khoản riêng. Tất cả các TTHTCĐ trên địa bàn đều hoạt động hiệu quả. Ban giám đốc TTHTCĐ vừa làm tốt công tác khuyến học vừa chăm lo xây dựng và phát triển trung tâm theo phương châm đổi mới cơ cấu kinh tế, đổi mới kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, đổi mới quản lý kinh tế, gắn với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, nhiệm vụ chính trị của địa phương. TTHTCĐ trở thành ngôi nhà chung đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân với phương châm cần gì học nấy. Mọi người từ già đến trẻ ai ai cũng có quyền và có cơ hội học tập, học thường xuyên và học suốt đời để nâng cao trình độ và năng lực, đáp ứng nhu cầu lao động sản xuất, quản lý, kinh doanh, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống về mọi mặt cho nhân dân.

         Qua 15 năm xây dựng và hoạt động, nhất là từ năm 2009 đến nay các trung tâm trên địa bàn huyện đã mở được 18.795 lớp với tổng số 1.033736 l­ượt học viên tham gia, trong đó: 6489 lớp phổ biến chính sách pháp luật với  812.056 l­ượt học viên; 6869 lớp chuyến giao KHKT với 862.468 lượt học viên; 1859 lớp dạy nghề với 11.218 l­ượt học viên; 28 lớp dạy bổ túc văn hóa cho 2789 học viên; 320 lớp tin học văn phòng cho 6428 học viên; 13 lớp ngoại ngữ cho 974 học viên; 4281 lớp nâng cao chất l­ượng cuộc sống cho 651.322 học viên... Phòng đã chỉ đạo các TTHTCĐ phối kết hợp với Trung tâm dạy nghề huyện đào tạo theo chư­ơng trình mục tiêu quốc gia từ năm 2007 - 2015 mở hàng trăm lớp tại TTHTCĐ các xã, thị trấn, 20 lớp học trực tiếp tại Trung tâm dạy nghề huyện nh­ư: điện nông thôn, trồng hoa, cây cảnh, cơ khí, may công nghiệp...

         Từ việc được tiếp thu kiến thức tại trung tâm nên cách nghĩ, cách làm của hầu hết người dân thay đổi theo hướng tiến bộ, biết chọn lựa cây trồng, vật nuôi cho năng suất, chất lượng hiệu quả cao, sản xuất theo xu hướng hàng hóa, giá trị ngày công của người dân được nâng cao, đời sống kinh tế, văn ngày càng được cải thiện. Nhiều hộ gia đình đã áp dụng kiến thức đã học vào sản xuất, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao như hộ ông Nguyễn Công Trình ở xã Công Liêm phát triển chăn nuôi bò sinh sản mỗi năm thu về hàng trăm triệu đồng; hộ ông Lê Văn Luyện trồng mía lai cho thu nhập mỗi năm 70-80 triệu đồng/năm; hộ anh Đỗ Hữu Thái thành lập trang trại theo mô hình vườn- ao-chuồng cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm; hộ gia đình ông Phương, ông Tạo ở xã Trường Sơn với mô hình trồng thanh long ruột đỏ; hay mô hình trồng nấm rơm, nấm mỡ ở Vạn Thiện, Tế Lợi, Tân Thọ, Trung Chính, Trung Thành; mô hình trồng cà chua ở xã Minh Khôi... Nhiều trung tâm đã kết nối được các chương trình dự án giúp người dân có kinh phí trong quá trình học. Điển hình như TTHTCĐ xã Công Liêm, Hoàng Giang, Trường Sơn, Minh Nghĩa...

TTHTCĐ hoạt động hiệu quả góp phần nâng cao dân trí, giúp người dân trong huyện nắm được các chủ trương, chính sách mà các cấp ủy Đảng, chính quyền triển khai quán triệt và đang tổ chức thực hiện, nhiều Luật định mới được tổ chức cho nhân dân học tập, nhận thức chung về pháp luật được nâng lên nhờ đó các mục tiêu về kinh tế xã hội vượt kế hoạch đề ra, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội giữ vững, tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái trong nhân dân ngày càng được củng cố, tình làng nghĩa xóm càng thêm gắn kết. Hàng năm có trên 80% nhân dân ở độ tuổi lao động đến TTHTCĐ để trao đổi học tập kinh nghiệm, tiếp thu chuyển giao khoa học kỹ thuật trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất, kinh doanh ...  Tỉ lệ lao động được đào tạo nghề đạt 35%, giải quyết việc làm cho hơn 8.000 người. Du nhập được nhiều ngành nghề mới, 31/33 xã, thị trấn có nghề TTCN như đan đèn lồng ở Vạn Thiện; cơi đựng trầu ở Vạn Hòa; làn ở Tân Phúc, may nón lá Trường Giang, Trường Trung; sơn mài ở Thăng Long; nghề mộc ở Thăng Thọ v.v. TTHTCĐ hoạt động hiệu quả đã làm cho phong trào học tập, sinh hoạt ở các địa phương diễn ra sôi nổi, thường xuyên với việc hình thành và duy trì sự hoạt động của các câu lạc bộ như: dưỡng sinh, TDTT, thơ, ca... thu hút đông đảo nhân dân tham gia sau những giờ lao động vất vả, góp phần giảm các tệ nạn xã hội, xây dựng thành công chương trình nông thôn mới ở các xã.

          Tuy nhiên, sau 15 năm xây dựng và phát triển của các TTHTCĐ trên địa bàn huyện cũng bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém cần khắc phục như: Cơ sở vật chất còn nghèo nàn, thiếu thốn, chất lượng hội trường lớn và trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy và học tập của các trung tâm không đồng đều. Nhiều trung tâm tủ sách phục vụ cho giảng dạy và học tập còn nghèo nàn; việc nối mạng Internet đã có nhưng khai thác chưa hiệu quả. Đội ngũ giảng viên, báo cáo viên tại chỗ năng lực còn hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu. Ở một số trung tâm Ban giám đốc, giáo viên chưa thấy hết vai trò trách nhiệm của mình, hiệu quả công việc còn thấp. Việc lãnh đạo, chỉ đạo mọi hoạt động của TTHTCĐ có khởi sắc nhưng chưa thật quyết liệt. Một số TTHTCĐ chuyển biến chậm chưa có những giải pháp tích cực để thúc đẩy phát triển.

          Để TTHTCĐ hoạt động hiệu quả hơn, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau:

- Tăng cường tuyên truyền, bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ quản lý, đảng viên và quần chúng nhân dân nhằm nâng cao nhận thức về  vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng  của TTHTCĐ trong đời sống xã hội.

- Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong việc xây dựng chuẩn XHHT. Tập trung các nguồn lực đẩy mạnh công tác XHH để xây dựng và phát triển trung tâm. Đổi mới phương pháp quản lý, phương pháp dạy và học, đa dạng hoá các hình thức tổ chức lớp học nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động của các trung tâm. Thúc đẩy phong trào học tập thường xuyên, học tập suốt đời của nhân dân.

- Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá, xếp loại cán bộ quản lý, giáo viên, TTHTCĐ nhằm tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ. Có chính sách hợp lý, khuyến khích phát triển xây dựng chuẩn XHHT. Đặc biệt xây dựng mô hình TTHTCĐ kiểu mẫu cấp huyện, cấp tỉnh, cấp quốc gia.
                                                                                             BBT