CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN VÀ NHÂN DÂN HUYỆN NÔNG CỐNG QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ HUYỆN LẦN THỨ XXIII, NHIỆM KỲ 2015-2020!

Sự đồng thuận của nhân dân là nhân tố quyết định thành công trong xây dựng và phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn huyện.

Đăng lúc: 14:53:14 03/06/2015 (GMT+7)
100%

Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện tương đối đa dạng gồm đường bộ, đường sắt, đường sông được phân cấp quản lý bởi trung ương, tỉnh, huyện, xã. Mạng lưới giao thông đường bộ phong phú, được tổ chức qui hoạch tương đối hoàn chỉnh đảm bảo kết nối các vùng trong tỉnh, trong huyện, trong xã một cách thuận lợi. Mật độ giao thông khá cao: 3,51km/km2; 5,49 km/1000 dân, nếu tính riêng GTNT thì có mật độ 3,301 km/km2, bao gồm: đ¬ường sắt Bắc - Nam dài khoảng 23km, có 3 nhà ga; đ¬ường sông có chiều dài 115,5 km; đ¬ường bộ tổng chiều dài 1.005km.

                  Hệ thống đường giao thông cơ bản đáp ứng tối thiểu để phục vụ đi lại của nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội; QL45 đạt tiêu chuẩn đường cấp IV; các tuyến đường tỉnh cơ bản đạt tiêu chuẩn đường cấp V, cấp VI đồng bằng; đường huyện đạt tiêu chuẩn đường cấp VI, đường xã một số tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp VI hoặc đạt tiêu chuẩn  loại A; đường thôn đạt tiêu chuẩn GTNT loại A, B hoặc C. Đường ô tô đến trung tâm tất cả các xã và hầu hết các tuyến đường thôn, làng trên địa bàn huyện; 50% số xã trên các tuyến Quốc lộ, tỉnh lộ, đường huyện có các tuyến xe bus hoặc xe khách chạy qua. Về chất lượng, đã cứng hoá (bê tông hoặc nhựa) 100% mặt đường huyện, 83,1% đường xã, 75% đường thôn.

Với sự quan tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị, thực hiện tốt quy chế dân chủ và chủ trương xã hội hoá đầu tư xây dựng GTNT, các cấp chính quyền đã nỗ lực phát động và chỉ đạo phong trào toàn dân tham gia xây dựng giao thông nông thôn; thực hiện tốt công tác tuyên truyền cho cán bộ, nhân dân hiểu về tầm quan trọng của công tác phát triển giao thông nông thôn, đồng thời động viên nhân dân tự nguyện đóng góp xây dựng đường giao thông. Với sự hỗ trợ của ngân sách tỉnh, huyện và xã, phong trào làm đường giao thông đã được nhân dân đồng tình ủng hộ và ngày càng tự giác thực hiện có hiệu quả.

Phong trào xây dựng GTNT trong huyện liên tục được phát động gắn với phòng trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" và được nhân lên khi Bộ GTVT với Chiến lược GTNT Việt Nam từ 2010 - 2020 định hướng 2030; UBND tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ xây dựng GTNT; huyện đã huy động hàng trăm tỷ đồng làm GTNT trong đó huy động từ nhân dân khoảng 70% còn lại là ngân sách các cấp. Để có được phong trào xây dựng đường giao thông nông thôn từ bắt buộc sang tự giác hoàn toàn huyện xác định các tuyến đường giao thông Quốc lộ, tỉnh lộ, đường huyện, đường xã, đường thôn là hệ thống giao thông quan trọng phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện vì vậy việc quản lý, bảo vệ, đảm bảo giao thông, giải tỏa hành lang ATGT, kinh phí GPMB, nâng cấp các tuyến đường là nhiệm vụ của huyện; năm 2003 huyện đã nâng cấp đường tỉnh lộ 525 dài 12,7 km, tuyến đường 525 hoàn thành tạo thuận lợi cho giao thương kinh tế -xã hội nhân dân phấn khởi, sau khi nâng cấp xong tuyến đường tỉnh lộ, nhân dân trong huyện không còn tư tưởng phân biệt đường huyện, đường xã hoặc tuyến đường trực tiếp được hưởng lợi hay gián tiếp. Từ đó, vận động nhân dân đóng góp để nâng cấp xây dựng tiếp các tuyến đường trọng yếu như: đường Minh Nghĩa – Hoàng Giang chiều dài 11,7 km với tổng mức đầu tư 9 tỷ đồng; đường Thị trấn - Tượng Sơn (nay là đường tỉnh 512 kéo dài) nối thị trấn Nông cống với đường Tân dân - Chuồng dài 13 Km với tổng mức đầu tư 12 tỷ đồng; đường Bất nộ - Trường Giang dài 6,6 km với tổng mức đầu tư 7 tỷ đồng; đường Thăng Thọ - Tượng Văn (nay là đường tỉnh 525 kéo dài), đường Trung Chính – Tân Phúc dài 3,5 km với tổng mức đầu tư 4,9 tỷ đồng; đường Bệnh viên - Phú nhuận huyện Như Thanh dài 3km với tổng mức đầu tư 4 tỷ đồng; đường đi nhà máy đường Nông Cống và triển khai xây dựng đường Công Liêm - Tượng Sơn. Từ việc xây dựng các tuyến đường huyện, đường xã nhân dân tiếp tục xây dựng tuyến đường thôn, xóm tạo ra sự kết nối cơ bản đường huyện với các tuyến đường chính của các xã trong huyện tạo ra động lực để nhân dân thấy rõ hiệu quả của phát triển GTNT; đồng thời huyện xem xét hỗ trợ xã đầu tư một số tuyến đường xã quan trọng để tạo ra kết nối thuận tiện đến các trục chính các thôn.

Cùng với sự quan tâm của tỉnh hỗ trợ đầu tư nguồn kinh phí để nâng cấp phần mặt đường một số tuyến đã có, xây dựng một số cây cầu quan trọng trên các tuyến đường huyện như cầu: Tế Độ, Đò Bòn, Vạn Hoà, Hón, xây dựng đường Công Liêm - Tượng Sơn, đường 327 từ xã Công Chính đi xã Công Bình, xây dựng hệ thống mương thoát nước giúp cho hệ thống đường quốc lộ, tỉnh lộ và giao thông nông thôn tốt lên. Tất cả các xã, thị trấn đều làm tốt công tác xây dựng giao thông nông thôn. Hiện nay có 16 xã đã hoàn thành tiêu chí Giao thông trong bộ tiêu chí xây dựng Nông thôn mới là : Hoàng Giang, Hoàng Sơn, Trung Chính, Trung Thành, Tế Thắng, Tế lợi, Minh Thọ, Vạn Thiện, Minh Nghĩa, Thăng Thọ, Trường Trung, Trường Sơn, Trường Minh, Tượng Văn, Tượng Lĩnh, Tượng Sơn. Trong 5 năm từ 2010 đến năm 2014 đã đầu t­ư xây dựng giao thông nông thôn với khối lượng xây dựng mới 15,6 km; sửa chữa 16,0 km mặt đường của đường huyện; cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới 120 km đường xã đạt tiêu chuẩn đường GTNT loại A cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới 296 km đường thôn đạt tiêu chuẩn đường GTNT loại A, B, C theo tiêu chuẩn với tổng kinh phí đầu tư xây dựng là 226,000  tỷ đồng. Trong đó: ngân sách tỉnh hỗ trợ theo cơ chế 11,694 tỷ đồng; ngân sách địa phương 56,100 tỷ đồng; vốn đóng góp của nhân dân: 158,200 tỷ đồng. Việc ứng dụng KHCN trong lĩnh vực giao thông nông thôn trên địa bàn huyện chủ yếu là thực hiện tốt các khâu từ thiết kế đến thi công theo đúng quy chuẩn, quy trình kỹ thuật, quan tâm ưu tiên vật liệu địa phương để giảm giá thành xây dựng.

Tuy nhiên, hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn được xây dựng chủ yếu bằng nguồn đóng góp của nhân dân (kể cả một số tuyến đường tỉnh như 525, 512 kéo dài) nên chất lượng còn thấp; mặt khác lại chịu ảnh hưởng của điều kiện địa hình, địa chất của vùng trũng nên chi phí bảo trì cao vì vậy rất khó khăn cho công tác đảm bảo giao thông ngày càng tăng về lưu lượng và tải trọng của các phương tiện vận tải. Hệ thống cầu trên Quốc lộ 45, đường tỉnh lộ đã được đầu tư xây dựng mới và sửa chữa nhưng vẫn còn một số cầu tải trọng thấp, khẩu độ hẹp, chất lượng kém không đáp ứng yêu cầu vận tải, đi lại trong giai đoạn mới. Hệ thống biển báo hiệu đường bộ còn thiếu lại mất mát, hư hỏng nhiều chưa kịp khắc phục đã ảnh hưởng đến công tác ATGT trên địa bàn; hệ thống mốc lộ giới chưa được cắm theo đúng tiêu chuẩn để quản lý… Những tồn tại, hạn chế sẽ được khắc phục dần trong thời gian tới.

Từ những kết quả đã đạt được trong công tác phát triển giao thông nông thôn, nhân dân và cán bộ huyện được Bộ Giao thông vận tải 03 lần tặng Cờ thi đua xuất sắc nhất trong phong trào phát triển giao thông nông thôn ở các năm 2008, 2012 và 2013. Trong quá trình vận động, tổ chức huy động các nguồn lực xây dựng đường GTNT của huyện có thể rút ra các bài học kinh nghiệm về niềm tin và sự đồng thuận của nhân dân là nhân tố quyết định; sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, Chính quyền, các ngành, các đoàn thể chính trị xã hội là yếu tố then chốt tạo nên sự thành công.

                                          BBT