CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN VÀ NHÂN DÂN HUYỆN NÔNG CỐNG QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ HUYỆN LẦN THỨ XXIII, NHIỆM KỲ 2015-2020!

Lễ kỷ niệm 60 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

Đăng lúc: 15:47:18 08/05/2014 (GMT+7)
100%

Tại trung tâm văn hoá thể thao huyện, sáng 5/7/2014 huyện Nông Cống long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2014). Đến dự buổi lễ có đồng chí: Phạm Minh Chính- Tỉnh uỷ viên - Bí thư huyện uỷ; đồng chí Phạm Hữu Dân - Phó bí thư thường trực huyện uỷ - Chủ tịch HĐND huyện; đồng chí Trần Văn Thuấn, Phó BT huyện ủy, CT UBND huyện; đồng chí Lê Đình Tuấn - Phó bí thư Huyện uỷ; Mẹ Việt Nam Anh Hùng Đinh Thị Ba; đại diện các cơ quan ban ngành cùng 66 Cựu chiến binh, TNXP tiêu biểu trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ hiện còn sống trên địa bàn huyện.

ảnh (5).JPG         

          Trước đó, các đồng chí lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ huyện, đại diện các cơ quan, ban ngành, đoàn thể cấp huyện đã đến dâng hoa và thắp hương tại nghĩa trang liệt sĩ huyện.
         Lễ mít tinh kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ được mở đầu bằng chương trình biểu diễn nghệ thuật hoành tráng với những ca khúc, màn hát múa ca ngợi Đảng, Bác Hồ, Quê hương đất nước và chiến thắng Điện Biên Phủ được lựa chọn từ những tiết mục đặc sắc trong liên hoan nghệ thuật quần chúng các đơn vị văn hóa huyện Nông Cống.
ảnh (2).JPG
           Diễn văn tại lễ kỷ niệm đã nhấn mạnh: Cách mạng tháng 8 thành công, 2/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà đánh dấu bước ngoặt lớn, nước ta trở thành một nước độc lập tự do, ước mơ ngàn đời  của Dân Tộc Việt nam được thực hiện. Song với dã tâm xâm lược nước ta một lần nữa, thực dân Pháp đã câu kết với các thế lực thực hiện âm mưu, hành động phá hoại xâm lấn nước ta, buộc Đảng và Bác Hồ phải phát động toàn quốc kháng chiến ngày 19/12/1946. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân ta đã xây dựng tiềm lực quốc phòng, lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang khá mạnh và thế trận chiến tranh nhân dân phát triển rộng khắp trên cả nước. Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 19553-1954 mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ là một trận quyết chiến chiến lược, đưa đến viêc lý hiệp đinh Giơ - ne - vơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương. Từ đây, tạo điều kiện để nhân dân ta tiến lên giành thắng lợi vĩ đại trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, giải phóng Miền Nam, thống nhất Đất Nước. Trong khó khăn, gian khổ trường kỳ cũng đã xuất hiện những tấm gương ngời sáng khí phách anh hùng, lòng dũng cảm và tinh thần xả thân vì nước. Chiến thắng Điện Biên Phủ là một trong những chiến công chói lọi nhất trong lịch sừ đấu tranh chống giặc ngoại xâm của Dân Tộc ta. Chiến thắng chứng minh được nghệ thuật quân sự của Việt Nam; một Dân Tộc đất không rộng, người không đông, song bằng tinh thần đoàn kết, ý chí quyết chiến, quyết thắng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng, Bác Hồ, được nhân dân trên thế giới đồng tình ủng hộ  thì hoàn toàn có thể đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược.

    Với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, quân và dân Thanh Hoá có những đóng góp không nhỏ về sức người, sức của. Từ năm 1951 đến năm 1954, Thanh Hoá bổ sung cho quân chủ lực 2 tiểu đoàn, 34 đại đội, 6 trung đội  bộ đội địa phương, 500 du kích. Tính riêng năm 1953, năm 1954 toàn tỉnh đã có 18.890 người xung phong tình nguyện gia nhập bộ đội chủ lực, huy động 120.254 dân công dài hạn, 76.670 dân công ngắn hạn. Huy động 8.530 xe đạo thồ dài hạn, 1.545 xe đạp thồ ngắn hạn, 1.126 thuyền ván và thuyền gỗ độc mộc, 31 xe ô tô và phương tiện vận tải khác. Tỉnh ta đã vận chuyển 50% khối lượng lương thực và 40% khối lượng thực phẩm của cả chiến dịch.

 Cùng với quân dân cả nước và quân dân Thanh Hoá nói chung, quân dân huyện ta nói riêng đã dốc toàn sức lực "tất cả cho tiền tuyến", "tất cả để đánh thắng". Đóng góp đó được lịch sử ghi nhận và đến thế hệ hôm nay còn nhớ mãi. Ngoài việc đóng góp sức người sức của cho tiền tuyến, huyện ta còn chủ động thành lập 134 đại đội địa phương với quân số 43.039 cán bộ chiến sỹ dân quân du kích giữ vững an ninh chính trị trên địa bàn. Năm 1947, lực lượng vũ trang cùng công an huyện, công an tỉnh Thanh Hoá tấn công tiêu giệt căn cứ địa "mặt trận giải phóng Dân Tộc" của bọn phản động tại Mậu Thôn (nay thuộc xã Tân Ninh huyện Triệu Sơn) bắt sống toàn bộ bộ máy cầm đầu. Trên địa bàn huyện còn có Xưởng Đề Thám và Xưởng Nguyễn Thái Học  chuyên sản xuất mìn, lựu đạn với hơn 500 cán bộ, công nhân. Thực hiện tiêu thổ kháng chiến, dân quân du kích và công an huyện ta đã phá sập cầu Cun, Cầu Lạc, cầu Vương, Cầu Thị Long...thực hiện 100% việc rào làng kháng chiến bảo vệ địa phương và chi viện cho tiền tuyến.

    Phát huy truyền thống đoàn kết, tinh thần tự lực  tự cường, năng động sáng tạo, ngày nay Đảng Bộ và nhân dân huyện nhà tiếp tục thực hiện thắng lợi sự nghiêp đổi mới. Xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt, phát triển văn hoá là nền tảng  của xã hội, phấn đấu xây dựng quê hương ngày càng ấm no hạnh phúc.

ảnh (4).JPG

  Cũng tại lễ kỷ niệm 60 chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, ban tổ chức cuộc thi "tìm hiểu Thanh Hoá với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, phấn đấu đưa Thanh Hoá trở thành tỉnh kiểu mẫu" đã trao giải nhất, nhì, ba cho những tập thể và cá nhân có bài thi đạt chất lượng.

Hoàng Yến