CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN VÀ NHÂN DÂN HUYỆN NÔNG CỐNG QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ HUYỆN LẦN THỨ XXIII, NHIỆM KỲ 2015-2020!

Hội thảo chăn nuôi an toàn sinh học tại huyện Nông Cống

Đăng lúc: 10:41:25 17/11/2020 (GMT+7)
100%

Nhằm thông tin diễn biến tình hình dịch tả lợn châu Phi, từ đó đề ra các biện pháp an toàn sinh học và tăng cường công tác truyền thông về giải pháp phòng chống bệnh dịch, sáng ngày 17/11/2020, tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Di lịch, huyện Nông Cống tổ chức Hội thảo “Chăn nuôi an toàn sinh học khống chế dịch bệnh trên đàn gia súc gia cầm.

IMG20201117080032 (1).jpg 

Phát biểu khai mạc Hội thảo, đồng chí Nguyễn Văn Tuấn – Phó chủ tịch UBND huyện nhấn mạnh, huyện Nông Cống là huyện nông nghiệp, do vậy chăn nuôi được xác định là ngành mũi nhọn. Những năm qua, huyện luôn duy trì tổng đàn khá lớn so với các huyện trong tỉnh. Tuy nhiên, gần đây tình hình dịch bệnh trên địa bàn huyện diễn biến phức tạp, nhất là bệnh dịch tả lợn Châu Phi  làm  ảnh hưởng lớn đến ngành nông nghiệp nói chung. Đồng chí cũng cho biết, chăn nuôi an toàn sinh học là biện pháp hữu hiệu bảo vệ bền vững đàn vật nuôi. Do vậy,  các đại biểu tham dự Hội thảo tập trung thực hiện tốt nội quy Hội nghị, nghiêm túc tiếp thu những kiến thức được truyền đạt để áp dụng vào chăn nuôi tại địa phương.

       Tại Hội thảo, 670 đại biểu là cán bộ Thú y và khuyến nông viên cơ sở; Bí thư, thôn trưởng, tiểu khu trưởng trên địa bàn các xã, thị trấn; Công an viên thôn;  Chủ trang trại, gia trại, hộ chăn nuôi toàn  huyện được Phó giáo sư, Tiến sĩ Phạm Ngọc Thạch trao đổi những nội dung chính về chăn nuôi an toàn sinh học. Theo Phó giáo sư, chăn nuôi an toàn sinh học  không những đem lại lợi ích thiết thực về mặt kinh tế vì đã góp phần phòng ngừa bệnh cho con vật hiệu quả, mà còn giúp giảm thiểu việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi nhằm bảo vệ sức khoẻ cho người tiêu dùng. Với kinh nghiệm của chuyên gia về vệ sinh, sát trùng chuồng trại ở khắp nơi trên thế giới, chăn nuôi an toàn sinh học  mang tới cho người chăn nuôi, các bác sỹ thú y và người chăn nuôi đang quan tâm, phương pháp kiểm soát và phòng ngừa Dịch tả heo châu Phi một cách hiệu quả.  Phó giáo sư, Tiến sĩ Phạm Ngọc Thạch cũng đã đưa ra một số giải pháp chính để hạn chế dịch bệnh,  như: hạn chế nhập thịt lợn  nhằm giảm thiểu tồn dư mầm bệnh trong thịt, kiểm nghiệm chặt chẽ lợn và sản phẩm từ thịt về địa bàn và tiếp tục duy trì chính sách hỗ trợ cho người chăn nuôi khi có dịch bệnh xảy ra, đồng thời lập đội phản ứng nhanh tại địa phương, chủ động áp dụng các biện pháp phòng và chống dịch bệnh.

       Hội thảo đã nhận được nhiều  câu hỏi của các đại biểu tham dự tập trung vào vấn đề về an toàn sinh học, tiêu độc khử trùng, tiêu hủy đàn heo, vắc-xin phòng bệnh, quản lý nhà nước trong công tác phòng bệnh...

Hoàng Yến