CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN VÀ NHÂN DÂN HUYỆN NÔNG CỐNG QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ HUYỆN LẦN THỨ XXIII, NHIỆM KỲ 2015-2020!

Xây dụng đời sống văn hóa trong nông thôn mới ở Thanh Hóa

Đăng lúc: 15:13:03 01/11/2013 (GMT+7)
100%

Chương trình xây dựng nông thôn mới nhằm làm cho kinh tế nông thôn phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của người dân tăng lên, hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, môi trường xanh, sạch, đẹp, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Chính vì vậy việc phát triển kinh tế phải đi đôi với phát triển văn hóa. Văn hóa phải là linh hồn, là nền tảng tinh thần của nông thôn mới.

 X©y dùng ®êi sèng v¨n hãa trong n«ng th«n míi

 

Chương trình xây dựng nông thôn mới nhằm làm cho kinh tế nông thôn phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của người dân tăng lên, hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, môi trường xanh, sạch, đẹp, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Chính vì vậy việc phát triển kinh tế phải đi đôi với phát triển văn hóa. Văn hóa phải là linh hồn, là nền tảng tinh thần của nông thôn mới.

Xác định văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống, đặc biệt, từ khi triển khai thực hiện Chỉ thị 06 của Bộ Chính trị về tổ chức cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; cùng với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa XIII) về “xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”; phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, Huyện đã ban hành nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách để phát triển văn hóa, làm cho văn hóa đi vào cuộc sống, phát huy tác dụng và đã thu được những kết quả quan trọng. Đời sống văn hóa ở huyện ta có nhiều chuyển biến tích cực từ các phong trào như: xây dựng gia đình văn hóa, làng, cơ quan, đơn vị văn hóa, “ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo”, “nuôi con khỏe, dạy con ngoan”, “gia đình, dòng họ hiếu học”…. Gần đây là phong trào “Chung tay xây dựng nông thôn mới”, đã mang lại những kết quả tốt đẹp. Bằng sự nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân huyện ta đã có 33.960/44.921 hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, đạt 75,6%; khai trương xây dựng được 358 đơn vị (thôn, làng, cơ quan) văn hóa; khai trương xây dựng được 9 xã văn hóa, trong đó một xã đã được công nhận danh hiệu xã văn hóa. (số liệu đến năm 2012). Cơ sở vật chất, hạ tầng và các thiết chế cho hoạt động văn hóa được xây dựng khang trang, năm 2012 toàn huyện có 250 nhà văn hóa, nhiều làng đã xây dựng cổng làng quy mô, bề thế. 100% xã có trung tâm học tập cộng đồng, 260 thôn, làng có đội văn nghệ quần chúng; nhiều xã 100% thôn, làng có đội bóng chuyền…

 Bên cạnh những kết quả đạt được cũng còn không ít khó khăn, cản trở như: mặt trái của hội nhập quốc tế, kinh tế thị trường, sự bùng nổ thông tin; việc chuyển đổi cơ cấu lao động đã tác động, ảnh hưởng đến quản lý, định hướng các hoạt động văn hóa-xã hội; nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân ngày càng cao nhưng điều kiện cơ sở vật chất, các thiết bị phục vụ cho hoạt động văn hóa còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu. Các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách chống phá sự nghiệp cách mạng, du nhập những văn hóa phẩm độc hại len lỏi vào từng làng quê, mỗi gia đình, đã tác động xấu đến việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Công tác xây dựng gia đình văn hóa cũng đứng trước nhiều khó khăn, thách thức: kết cấu gia đình, sợi dây liên kết truyền thống gia đình biến đổi và rạn nứt, dẫn đến tình trạng ly hôn, ly thân; chung sống không kết hôn “sống vội”, “sống thử” tăng cao, đã để lại những hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt đối với gia đình và xã hội. Các giá trị tốt đẹp của gia đình như: hiếu nghĩa, thủy chung, kính trên, nhường dưới...đang có biểu hiện xuống cấp. Tình trạng ô nhiễm môi trường, nông dân bỏ làng đi làm ăn xa, các tệ nạn xã hội đã và đang xâm nhập, tác động xấu vào các gia đình. …

Từ bao đời nay nông thôn Việt Nam là nơi lưu giữ truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc, vì vậy việc xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới không thể tách khỏi nền tảng văn hóa lâu đời của làng xã, cho nên nông thôn mới có xây dựng hiện đại nhưng vẫn phải giữ được bản chất và cốt cách của nông thôn Việt Nam. Theo đó, đời sống văn hóa trong xây dựng nông thôn mới phải theo hướng hiện đại, tuy nhiên cần phải giữ gìn bản sắc, những nét đẹp truyền thống của văn hóa từng địa phương. Có thể hình dung ra diện mạo nông thôn trong tương lai gần, nhà cửa khang trang, đường thôn, ngõ xóm chỉnh tề ngăn nắp, bê tông hoặc nhựa hóa, đời sống nông thôn có thể gần ngang bằng với thị trấn, đô thị nhưng phải gắn với đồng ruộng, chuồng trại chăn nuôi, vườn cây, ao cá…người dân được sống trong môi trường tự nhiên trong lành, cộng đồng thân thiện, tình làng, nghĩa xóm người nông dân phải có trình độ hiểu biết, có khoa học kỹ thuật, có văn hóa, bản lĩnh và cốt cách…

Hiện nay, toàn huyện đang sống trong không khí của chương trình xây dựng nông thôn mới. Bức tranh nông thôn huyện nhà đang có nhiều khởi sắc. Trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới có xã đã ở giai đoạn nước rút cũng có xã đang bắt đầu những bước đi đầu tiên. Đây cũng là lúc để chúng ta nhìn lại đời sống văn hóa trong xây dựng nông thôn mới của huyện nhà. Trong các tiêu chí xây dựng nông thôn mới có 2 tiêu chí về văn hóa, như vậy không có nghĩa hoàn thành 19 tiêu chí là chúng ta đã hoàn thành chương trình xây dựng đời sống văn hóa trong nông thôn mới, mà đó chỉ là mốc son đánh dấu sự bắt đầu cho một thời kỳ mới.

Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ chiến lược, với mục tiêu tất cả vì con người. Đó là trách nhiệm, nghĩa vụ của các cấp, các ngành, đoàn thể và của toàn dân. Để làm được điều đó đòi hỏi phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; mỗi người dân phải có thái độ nghiêm túc, ý thức trách nhiệm, cùng chung sức, chung tay, quyết tâm phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh.

Trước hết, tiếp tục quán triệt sâu sắc chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về công tác xây dựng gia đình văn hóa gắn với Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo những tiêu chí đã đề ra. Tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao năng suất lao động và chất lượng cuộc sống trên cơ sở đó từng bước nâng cao chất lượng gia đình văn hóa.

Trong tiến trình xây dựng nông thôn mới thì việc xây dựng con người mới là một trong những nội dung không thể thiếu. Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, người nông dân ngoài việc biết nắm bắt những tiến bộ khoa học kỹ thuật để xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, đồng thời phải không ngừng học tập, tu dưỡng đạo đức, lối sống, phấn đấu trở thành người có văn hóa thật sự, làm chủ ruộng đồng, làm chủ nông thôn. Họ chính là người phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc kết hợp với những giá trị văn hóa tiên tiến của thời đại. Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội.

Làm tốt công tác tuyên truyền, làm cho phong trào thực sự thấm sâu vào mỗi người dân, gia đình, cộng đồng dân cư, góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh. Tổ chức xây dựng gia đình phát triển bền vững, phòng chống bạo lực gia đình ở cộng đồng dân cư. Coi trọng việc giới thiệu các nhân tố mới, điển hình tiên tiến; đồng thời biểu dương những tập thể, cá nhân tiêu biểu trong phong trào xây dựng gia đình văn hóa. Các gia đình thường xuyên nhắc nhở các thành viên chăm lo xây dựng gia đình hòa thuận; đoàn kết tương trợ trong cộng đồng; thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, sống kỷ cương, giao tiếp ứng xử lễ phép, gương mẫu chấp hành quy ước, hương ước của địa phương.

 Phát huy vai trò, sức mạnh của dòng họ, dòng tộc. Thông qua việc soạn thảo quy ước của mỗi dòng họ, tổ chức các hoạt động khuyến học, khuyến tài... Hàng năm tổ chức cho nhân dân bàn bạc, điều chỉnh các quy ước, hương ước của thôn, làng. Các hộ gia đình ký cam kết thực hiện theo quy ước, hương ước, cải tạo các tập quán lạc hậu, thúc đẩy phong trào xây dựng gia đình văn hóa, thôn, làng văn hóa gắn với xây dựng nông thôn mới.

Xây dựng đời sống văn hóa trong nông thôn mới là sự vun đắp, bồi dưỡng cho những giá trị tốt đẹp đã và đang tồn tại trong đời sống, làm cho văn hóa ngày càng đi vào chiều sâu, khơi gợi được tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác tham gia của mỗi người dân, từng gia đình và cả cộng đồng. Đây là một quá trình lâu dài, xuất phát từ nhận thức của mỗi cá nhân đồng thời với việc quan tâm của các ngành, đoàn thể, hướng đến lợi ích của từng gia đình gắn với lợi ích cộng đồng, lợi ích xã hội. Sự quyết tâm, đồng thuận của toàn dân sẽ giúp phong trào xây dựng đời sống văn hóa trong nông thôn ngày càng thiết thực và hiệu quả hơn./.