CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN VÀ NHÂN DÂN HUYỆN NÔNG CỐNG QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ HUYỆN LẦN THỨ XXIII, NHIỆM KỲ 2015-2020!

Thủ tục hành chính

Đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất đồng thời với tài sản gắn liền với đất

 

Tên thủ tục hành chính: Đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất đồng thời với tài sản gắn liền với đất.

Số seri trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC:

Lĩnh vực: Đăng ký giao dịch bảo đảm.

NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ:

Người yêu cầu đăng ký chuẩn bị hồ sơ hợp lệ theo quy định của pháp luật.

Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ:

1. Địa điểm tiếp nhận: 
- Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện.
- UBND cấp xã nơi có đất trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu nộp hồ sơ trực tiếp tại UBND cấp xã.

2. Thời gian tiếp nhận: Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ Lễ, Tết theo quy định).

3. Những điểm cần lưu ý khi tiếp nhận hồ sơ:

a) Đối với cá nhân: Không.

b) Đối với cơ quan tiếp nhận hồ sơ:

b.1. Trường hợp hồ sơ đăng ký thế chấp được nộp trực tiếp thì sau khi nhận hồ sơ, cán bộ tiếp nhận kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký và thực hiện tiếp các công việc sau:

- Trường hợp hồ sơ đăng ký không hợp lệ, cán bộ tiếp nhận từ chối nhận hồ sơ đăng ký và trực tiếp hướng dẫn để người yêu cầu đăng ký hoàn thiện hồ sơ hoặc cấp Phiếu hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định của pháp luật.

- Trường hợp hồ sơ đăng ký hợp lệ, cán bộ tiếp nhận cấp cho người yêu cầu đăng ký Phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trong đó ghi đầy đủ thông tin sau đây: Thời điểm nhận hồ sơ ( ngày, tháng, năm); thời hạn giải quyết hồ sơ; thời hạn trả kết quả; tên và chữ ký của cán bộ tiếp nhận hồ sơ;

- Vào sổ tiếp nhận và trả kết quả đăng ký, Cấp giấy chứng nhận theo quy định của Bộ tài nguyên và môi trường ( Sau đây gọi là sổ tiếp nhận và trả kết quả)

b.2. Trường hợp hồ sơ đăng ký thế chấp được nộp qua đường bưu điện thì sau khi nhận hồ sơ, cán bộ tiếp nhận kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký và thực hiện tiếp các công việc sau:

- Trường hợp hồ sơ đăng ký không hợp lệ, ngay trong ngày nhận được hồ sơ cán bộ tiếp nhận lập văn bản từ chối đăng ký trong đó ghi các thông tin sau đây: Các loại giấy tờ trong hồ sơ đăng ký đã nhận được; lý do từ chối; hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ đăng ký. Văn bản từ chối gửi trả lại cùng hồ sơ đăng ký cho người đăng ký qua đường bưu điện có bảo đảm

- Trường hợp hồ sơ đăng ký hợp lệ, cán bộ tiếp nhận vào Sổ tiếp nhận và trả kết quả.

Bước 3. Xử lý hồ sơ:

Cơ quan có thẩm  quyền giải quyết kiểm tra hồ sơ đăng ký, trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì từ chối đăng ký và  hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì ghi nội dung đăng ký vào Sổ địa chính; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Đơn yêu cầu đăng ký.

Bước 4. Trả kết quả:

1. Địa điểm trả: 

Người yêu cầu đăng ký nhận kết quả đăng ký tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc tại UBND cấp xã trong trường hợp nộp hồ sơ tại UBND cấp xã hoặc gửi qua đường bưu điện có bảo đảm theo lựa chọn của người đăng ký.

Trong trường hợp có thỏa thuận giữa người yêu cầu đăng ký với Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả về phương thức trả kết quả đăng ký thì thực hiện theo phương thức đã thỏa thuận.

2. Thời gian trả kết quả: Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ Lễ, Tết theo quy định).

2. Cách thức thực hiện: 

a) Hồ sơ đăng ký thế chấp được nộp theo một  trong các phương thức sau đây:

- Nộp trực tiếp

- Gửi qua đường bưu điện có bảo đảm

- Gửi qua hệ thống đăng ký trực tiếp

b) Việc nộp hồ sơ đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất qua phương thức đăng ký trực tiếp được thực hiện với các địa phương đã vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai và sau khi có văn bản hướng dẫn của Bộ tư pháp và Bộ tài nguyên và Môi trường về đăng ký trực tiếp giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp (01 bản chính);

- Hợp đồng thế chấp hoặc hợp đồng thế chấp có công chứng, chứng thực hoặc có xác nhận theo quy định của pháp luật (01 bản chính);

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (01 bản chính);

- Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký thế chấp là người được ủy quyền (01 bản sao có chứng thực hoặc 1 bản chụp đồng thời xuất trình bản chính để đối chiếu)

- Hợp đồng tín dụng có điều khoản về việc hộ gia đình, cá nhân vay vốn sử dụng vào một trong các lĩnh vực phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn hoặc Văn bản xác nhận ( có chữ ký và con dấu ) của tổ chức tín dụng về việc cá nhân, hộ gia đình vay vốn sử dụng vào một trong các lĩnh vực phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (01 bản chính) nếu có yêu cầu miễn lệ phí đăng ký thế chấp.

b) Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết:

Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có đất, tài sản gắn liền với đất hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có đất, tài sản gắn liền với đất  trong trường hợp chưa thành lập Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất giải quyết ngay trong ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ; nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ thì hoàn thành việc đăng ký và trả kết quả ngay trong ngày làm việc tiếp theo. Trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký thì cũng không quá 03 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ.

* Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ đăng ký thế chấp tại UBND cấp xã thì trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, UBND cấp xã phải chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có đất, tài sản gắn liền với đất hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có đất, tài sản gắn liền với đất  trong trường hợp chưa thành lập Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.

Thời hạn giải quyết hồ sơ được tính từ ngày Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có đất, tài sản gắn liền với đất hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có đất, tài sản gắn liền với đất  trong trường hợp chưa thành lập Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất nhận hồ sơ do UBND cấp xã hoặc do Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa chuyển đến.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Hộ gia đình, cá nhân trong nước; người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam vfa nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án phát triển nhà ở..

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có đất, tài sản gắn liền với đất hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có đất, tài sản gắn liền với đất  trong trường hợp chưa thành lập Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.

7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp có chứng nhận của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp hồ sơ có giấy chứng nhận.

8. Lệ phí: 80.000 đồng/hồ sơ.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu số 01/ĐKTC - Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BTP-BTNMT ngày 23/6/2016).
Mau01-TNMT DKTC.doc

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Đất đai năm 2013, có hiệu lực từ ngày 01/7/2014;

- Luật Nhà ở năm 2014, có hiệu lực từ ngày 01/7/2015;

- Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 09/9/2010;

- Nghị định số 05/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về đăng ký giao dịch đảm bảo, trợ giúp pháp lý, luật sư, tư vấn pháp luật, có hiệu lực ngày 01/4/2012;

- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai, có hiệu lực từ ngày 01/7/2014;

- Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở, có hiệu lực từ ngày 10/12/2015;

- Thông tư 202/2016-TT-BTC ngày 09/11/2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí trong lĩnh vực giao dịch bảo đảm do Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành.

- Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BTP-BTNMT ngày 23/6/2016 của Bộ tư pháp và Bộ tài nguyên môi trường  hướng dẫn về việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, có hiệu lực ngày 08/8/2016.

- Quyết định số 4764/QĐ-UBND ngày 09/12/216 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng các khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh, áp dụng trên địa bàn Thanh Hóa.

 

File đính kèm:Mau01-TNMT DKTC.doc(99328kb)